Thủ tục làm vi bằng giao nhận tiền

Thủ tục làm vi bằng giao nhận tiền

Hiện nay, nhiều người muốn lập vi bằng, nhưng chưa biết phải tiếp cận như thế nào? Thủ tục lập vi bằng ra sao? Có được lập vi bằng tại chỗ không?

Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi xin đưa ra trình tự các bước để lập vi bằng. Cụ thể:

Bước 1: Liên hệ văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Ngày nay, nhu cầu lập vi bằng ngày càng tăng cao. Sự kiện cần được ghi nhận có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Hiểu được nhu cầu cấp thiết đó. Chúng tôi tiếp nhận thông tin của người có yêu cầu thông qua Số điện thoại/Zalo:0979.126.284 . Thừa phát lại có thể hỗ trợ người yêu cầu lập vi bằng tận nơi.

Bước 2: Thỏa thuận

Sau khi tiếp nhận thông tin. Thừa phát lại sẽ tư vấn phương án, thông báo chi phí lập vi bằng. Khi các bên đã thống nhất, Thừa phát lại sẽ hẹn người yêu cầu thời gian, địa điểm để tiến hành lập vi bằng.

Trước khi tiến hành lập vi bằng. Người yêu cầu sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng, văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung sau:

  • Nội dung cần làm vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian;
  • Chi phí;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận làm vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, người có yêu cầu sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản. Sau khi lập xong thỏa thuận, người có yêu cầu sẽ đóng chi phí làm vi bằng cho Thừa phát lại theo như thỏa thuận của hai bên.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu: 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

TIN TỨC LIÊN QUAN